Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một trong những bệnh tiêu hóa phổ biến nhất hiện nay, gây ảnh hướng đáng kể đến chất lượng cuộc sống. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng, IBS khiến người bệnh phải đối mặt với những triệu chứng khó chịu như đau bụng, đầy hơi, rối loạn đại tiêu.
Vậy IBS là gì, nguyên nhân do đâu và làm sao để phòng ngừa? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Hội Chứng Ruột Kích Thích Là Gì?
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là rối loạn chức năng đường ruột, biểu hiện bằng tình trạng đau bụng tái diễn, thay đổi thói quen đi tiêu (tiêu chảy hoặc táo bón). IBS thường gặp nhất ở người trong độ tuổi từ 20 đến 50 và phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi nam giới.
Bệnh được chỉnh thức phân loại thành 4 nhóm chính:
- IBS thể táo bón (IBS-C)
- IBS thể tiêu chảy (IBS-D)
- IBS thể hỗn hợp (IBS-M) (có cả táo bón và tiêu chảy)
- IBS thể không xác định
Triệu Chứng Của Hội Chứng Ruột Kích Thích
Triệu chứng IBS thường biểu hiện theo từng giai đoạn và từng người. Dưới đây là những biểu hiện thường gặp:
- Đau bụng: Cơn đau quặn hoặc đau âm ỉ, có thể giảm sau khi đi đại tiêu.
- Rối loạn đại tiêu: Tiêu chảy hoặc táo bón, có thể xen kẽ nhau.
- Chướng bụng, đầy hơi: Khó chịu, cảm giác bụng đầy ngay cả khi chưa ăn nhiều.
- Trung tiện nhiều: Do sự rối loạn đường ruột.
- Cảm giác đi tiêu không hết phân.
Nguyên Nhân Gây Ra Hội Chứng Ruột Kích Thích
Mặc dù chưa xác định được nguyên nhân chính xác, các chuyên gia cho rằng IBS có thể do nhiều yếu tố kết hợp:
- Căng thẳng, stress: ảnh hưởng lên hệ thần kinh và chức năng ruột.
- Rối loạn nội tiết tố: Thay đổi hormone có thể ảnh hưởng đến hoạt động của ruột.
- Thực phẩm: Các loại đồ ăn cay, nhiều dầu mỡ, rượu bia, caffeine có thể kích thích ruột.
- Yếu tố di truyền: Người có thân nhân bị IBS có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Cách Phòng Ngừa Và Kiểm Soát IBS
Cách phòng tránh hội chứng ruột kích thích tối ưu nhất hiện nay là bảo vệ sức khỏe tiêu hóa và phòng tránh tất cả các bệnh liên quan đến tiêu hóa. Nguyên nhân chính xác dẫn đến bệnh IBS vẫn chưa được xác định nên cần giữ hệ tiêu hóa ở tình trạng ổn định, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh liên quan bao gồm hội chứng ruột kích thích.
Điều quan trọng nhất trong việc chủ động phòng tránh hội chứng ruột kích thích và các bệnh tiêu hóa khác là chế độ dinh dưỡng và thói quen sống. Những lưu ý bạn cần biết để cải thiện chất lượng dinh dưỡng trong bữa ăn:
- Hạn chế tối đa bỏ bữa ăn, ăn uống không điều độ
- Nên ăn chậm, không nên ăn quá nhanh
- Hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng nhiều, dầu mỡ và các thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn
- Hạn chế rượu bia và đồ uống có gas
- Những loại trái cây có hàm lượng fructose cao cần ăn có kiểm soát. Không nên ăn quá 240g mỗi ngày