1. Tổng quan về chi tử

Chi tử là quả chín phơi hay sấy khô của cây Dành Dành, tên khoa học là gardenia jasminoides Ellis, thuộc họ Cà phê (Rubiaceae). 

Dành dành là một loại cây nhỏ, cao chừng 1-2m thường xanh tốt quanh năm, thân thẳng nhẵn, lá mọc đối, có lá kèm to, mặt trên màu sẫm bóng. Hoa mọc đơn độc, cánh hoa màu trắng, không cuống, có mùi thơm. Nở vào mùa hè. Quả hình chén với 6-9 góc, có 2-5 ngăn, khi chín có màu vàng đó, chứa rất nhiều hạt, mùi thơm vị đắng.

Quả hình thoi hoặc hình trứng hẹp, dài 2cm đến 4,5cm, đường kính 1cm đến 2cm. Màu vàng cam đến đỏ nâu, có khi nâu xám đến đỏ xám, hơi bóng. Có 5 đến 8 đường gờ chạy dọc qua, giữa 2 gờ là rãnh rõ rệt. Đỉnh quả lõm có 5 đến 8 lá đài tồn tại, thường bị gãy cụt. Gốc quả hẹp, có vết cuống quả. Vỏ quả mỏng, giòn, hơi bóng, vỏ quả giữa màu vàng đục, dày hơn. 

Quả chi tử tươi trên cành

Vỏ quả trong màu vàng ngà, bóng, rất mỏng, có 2 đến 3 vách ngăn giả. Hạt nhỏ, màu vàng cam, nâu đỏ hoặc nâu đen nhạt, mặt vỏ hạt có rất nhiều hạt mịn. Mùi nhẹ. Vị hơi chua và đắng.

Thu hoạch vào tháng 9 đến 11, hái lấy quả chín chuyển màu vàng đỏ, ngắt bỏ cuống quả và loại bỏ tạp chất. Đem đồ hoặc luộc đến khi hạt hơi phồng lên, lấy ra bỏ vỏ lấy hạt đem phơi hoặc sấy khô.

2. Tác dụng của chi tử 

2.1. Theo y học cổ truyền 

  • Thanh nhiệt trừ phiền, lợi tiểu, lương huyết chỉ huyết.
  • Chủ trị: sốt cao, tâm phiền, hoàng đản tiểu đỏ, đi tiêu ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, mắt đỏ sưng đau. Dùng ngoài trị sưng đau do sang chấn. 
Quả chi tử khô

2.2. Theo y học hiện đại 

  • Các hoạt chất như geniposide, genipin và crocin có trong cây chi tử giúp bảo vệ thần kinh hoặc các chứng bệnh về rối loạn chức năng ty thể. Đồng thời giúp điều hòa apoptosis và các hoạt chất chống viêm
  • Dầu được chiết xuất từ thành phần chi tử có khả năng hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm qua các tín hiệu trung gian ở não.
  • Chi tử có khả năng ức chế, ngăn cản sự gia tăng của bilirubin trong máu, từ đó kích thích sự co bóp của túi mật.
  • Ức chế khuẩn mủ xanh, trực khuẩn lỵ và tụ cầu vàng.
  • Tác dụng hạ sốt, giải nhiệt.

3. Một số bài thuốc có dược liệu chi tử

Dược liệu có vị đắng, tính hàn, có tác dụng tả hỏa, giải độc, lợi tiểu, chỉ huyết, được dùng trong những trường hợp sau:

  • Chữa tinh hoàn sưng đau: sơn chi tử (sao đen) 30g, tiểu hồi (sao với muối) 30g, hạt quýt (sao với giấm) 30g, hạt vải 30g, ích trí nhân 20g, hạt cau rừng 15g, thanh bì (sao với dầu vừng) 18g. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn, mỗi lần uống với 6g với rượu vào lúc đói. Nếu không uống được rượu, lấy 10 sợi cỏ tím sắc với nước, thêm ít muối rang làm thang mà uống.
  • Chữa nôn mửa: sơn chi tử (sao) 10g, trần bì 10g, tinh tre 10g, gừng sống 5g sắc với 400ml nước còn 100ml, uống nóng làm 2 lần trong ngày.
  • Chữa đái ít, đái buốt, đái dắt: sơn chi tử, mộc thông, hạt mã đề, cũ mạch, biển súc, hoạt thạch mỗi vị 12g; đại hoàng 8g; cam thảo nướng 6g. Sắc nước uống ngày 1 thang.
  • Chữa ho ra máu, thổ huyết: sơn chi tiết (sao), hoa hòe (sao), sắn dây mỗi vị 20g. Sắc nước hòa thêm ít muối rồi uống.

Trên đây là một số thông tin về dược liệu chi tử. Hãy để lại bình luận bên dưới nếu bạn có câu hỏi thắc mắc cần giải đáp!

Leave a Reply

Đặt hàng online
× Add a menu in "WP Dashboard->Appearance->Menus" and select Display location "WP Bottom Menu"
Call Now Button