1. Tổng quan về cây trạch tả

Cây trạch tả có tên khoa học là Alisma plantago aquatica L. Chiều cao trung bình của cây trạch tả khoảng dưới 1m. Thân rễ trắng, hình cầu hay hình con quay, thành cụm, lá mọc ở gốc hình trướng thuôn, hay lưỡi mác, phía cuống hơi hẹp lại hình tim. Hoa hợp thành tán có cuống dài đều, lưỡng tính có 3 lá đài màu lục, 3 cánh hoa trắng hơi hồng, nhị nhiều lá noãn rời nhau, xếp xoắn ốc, quả bế. 

Bộ phận dùng làm thuốc là rễ củ của cây trạch tả. Dược liệu trạch tả thường được thu hoạch 2 lần/năm, cụ thể là vào tháng 6 và tháng 12. Trước khi thu hoạch dược liệu thì cây sẽ cắt bỏ hoa để rễ củ phát triển to hơn và thu hoạch được nhiều dược liệu hơn.

Tổng quan về cây trạch tả

 

2. Tác dụng của trạch tả

2.1. Theo y học cổ truyền:

Trạch tả có vị ngọt nhạt hơi mặn, tính lạnh. Có hai công dụng chủ yếu: tá hỏa ở hai kinh can thận và trục thủy ở bàng quang tam tiêu. Trên lâm sàng chủ yếu kết hợp với các vị thuốc lợi niệu trừ thấp và thanh nhiệt.

Chủ yếu làm thuốc thông tiểu chữa bệnh thủy thũng trong bệnh viêm thận. Ngày dùng từ 10-30g dưới dạng thuốc sắc hoặc dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác. 

2.2. Theo y học hiện đại 

  • Trạch tả có công dụng tốt trong lợi tiểu, làm tăng khả năng thanh thải các chất cặn như Ure, Natri, kali và clo tại thận
  • Cồn chiết xuất từ cây trạch tả có tác dụng rõ rệt trong việc giảm nồng độ lipid máu, ngăn ngừa máu và gan nhiễm mỡ
  • Làm giãn mạch vành, điều hòa huyết áp nhẹ
  • Chống đông máu
  • Hạ đường huyết trong bệnh tiểu đường

3. Một số bài thuốc chứa trạch tả

  • Chữa thủy thũng, cổ trướng: trạch tả, xích phục linh, mạch môn, bạch truật, mỗi thứ 12g; vỏ rễ râu, tía tô, hạt cau, mộc qua, mỗi thứ 10g; đại phúc bì, trần bì, sa nhân, mộc hương mỗi thứ 8g; đăng tâm 10 sợi. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước, còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Hoặc trạch tả 12g, ý dĩ sao 10g, tỳ giải 10g. Tán bột hoặc sắc uống. 
  • Chữa tiểu tiện khó, đái rắt, đái buốt: trạch tả 12g, sa tiền tử 10g, thông thảo 6g. Sắc uống ngày một thang.
  • Chữa cước khí, bí tiểu tiện, tức ngực: trạch tả 10g, khiên ngưu 8g, binh lang, xích phục linh, chỉ xác, mộc thông, mỗi thứ 6g. Tất cả tán thành bột, nấu với gừng tươi, hành ta lấy nước uống trong ngày. 
  • Chữa viêm thận, đái ít, phù: trạch tả 16g, bạch truật, phục linh, trư linh, mỗi thứ 12g; quế chi 8g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống.
  • Chữa lipid máu cao: trạch tả 8g, mộc hương, thảo quyết minh, tang ký sinh, mỗi thứ 6g; hà thủ ô đỏ, hoàng tinh, kim anh tử, sơn tra, mỗi thứ 3g. Tất cả nấu với nước thành cao rồi trộn với bột gạo làm thành viên, mỗi viên tương đương với 1,1 g dược liệu. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 5-8 viên.
  • Chữa gan nhiễm mỡ: trạch tả 20g, hà thủ ô (sống), thảo quyết minh, đan sâm, hoàng kỳ, mỗi vị 15g; sơn tra (sống) 30g, hổ trượng 15g, hà diệp 15g. Sắc nước uống, ngày một thang. 

Trên đây là một số thông tin về dược liệu trạch tả. Hãy để lại bình luận bên dưới nếu bạn có câu hỏi thắc mắc cần giải đáp!

Leave a Reply

Đặt hàng online
× Add a menu in "WP Dashboard->Appearance->Menus" and select Display location "WP Bottom Menu"
Call Now Button